Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phật Tánh Không Bao Giờ Mất Được, Phần 5/15

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

(Sư Phụ đọc hay quá.) (Sư Phụ dịch mới hay.) Dịch đâu, cái này tiếng Âu Lạc (tiếng Việt) mà. (Sư Phụ nói mới hay.) (Sư Phụ nói ra mới hay.) Nói ra mới hay hả? (Dạ.) Tại thêm mắm (thuần chay), thêm muối. Ấy, không phải, thêm xì dầu. Thêm xì dầu, thêm gia vị thì nó ngon chút vậy chứ gì đâu. Thì quý vị tự đọc tự thêm chứ. Thí dụ trong này không có nói gì mà truyền Tâm Ấn hoặc là ngồi thiền hai tiếng rưỡi, mình thêm vô chứ gì đâu. Dễ mà.

Được chứ. Cũng như La Thoại Tân hôm qua nói chuyện hay không? Hồi đó giờ ổng đâu có nói chuyện ăn (thuần) chay chi đâu. Mà hôm qua ổng lợi dụng ăn (thuần) chay, truyền Tâm Ấn, tu hành gì đó. Ổng nói chuyện hay quá trời, ai cũng cười bò, thấy không? (Dạ.) Nói hay chứ hả? (Dạ.) Ai cũng cười hết.

Tiền thân của Đức Phật còn nhiều lắm. Cho nên có nhiều người hỏi Sư Phụ là muốn tu thành Phật thì tu phải lâu lắm, lâu lắm, lâu lâu lâu lắm thì cũng đúng. Nhưng mà bây giờ mình đã làm người rồi, chứ đâu phải mình làm (người-thân-)rùa nữa đâu mà đợi lâu. (Người-thân-)rùa thì nó mới lâu, bò mà, bò lâu lắm.

Làm người rồi. Biết đâu trước đó mình làm (người-thân-)rùa mấy ngàn, mấy triệu năm rồi. Hoặc là mình làm (người-thân-)sên, con ốc gì đó, phải không? Đức Phật làm (người-thân-)rùa còn đỡ, sợ mình làm (người-thân-)sên đó chứ. (Người-thân-)sên bò còn lâu nữa, phải không? Biết (người-thân-)sên không? (Người-thân-)sên đó. Hay là biết đâu trước kia Sư Phụ làm con sâu rọm rồi tu tới bây giờ mới thành, biết đâu, phải không? Hay là quý vị nhiều khi còn tu lâu lắm rồi, tu nhiều hơn tôi nữa. Mà tu kiểu rùa kia, tu kiểu rùa lâu chút.

Thành Phật thì cũng lâu thiệt chứ không phải không, nhưng mà những người nào được Phật cứu thì cũng hơi mau. Thí dụ như có cái ông kia ổng giết người ghê lắm. Ổng giết 99 mạng rồi gặp Phật còn muốn giết luôn cho đủ 100 đặng xỏ đeo đây, đặng mới là người anh hùng. Bị người ta gạt đó. Người ta gạt nói giết 100 người mới thành Phật đó. Trời ơi, gạt vậy mà cũng tin. Đúng là ngu. Ngu vậy đó mà Phật độ là thành A La Hán liền, thấy không? Chứ còn ngoài đời mình giết người như vậy, luật pháp còn không tha, huống chi mà thành Phật. Đừng nói chi, phải không? Rục xương trong tù, ở đâu mà gặp ông Phật được, phải không?

Rõ ràng. Tức là người nào mà đã thành Phật rồi thì đụng ngón tay mình cũng thành nữa. Còn không thành Phật rồi mình đứng ngoài kia mình tu cái gì cũng khó lắm. Chà! Nói vậy có gì đâu mà la lối um sùm vậy? Tôi chỉ nói sự thật thôi mà, quý vị sao vậy? Nói sự thật có gì đâu mà la lối. Thành ra Phật mới nói rằng Đức Phật khó gặp. Tức là người ta đã tu thành rồi, thì cái đời đó là đã lột xác rùa rồi. Mai dẹp hết rồi, đuôi đồ cũng rụng hết rồi. Họ đã kêu bằng đạt được Pháp rồi, thì mình theo họ học, mình cũng sẽ được. Nếu không được thành Phật, ít nhất cũng thành A La Hán, Bồ Tát hoặc là Thánh Nhân. Đời này mình hưởng hạnh phúc, đời sau mình lên cõi Phật mình ở rồi từ đó mình tu thêm.

Chứ không phải bất cứ người nào lên cõi Phật cũng thành Phật hết, phải không? (Dạ.) Điều này trong kinh Phật có nói, kinh Phật A Di Đà có nói rằng: “Tất cả những chúng sanh ở trên cõi Phật A Di Đà, có người thì đã thành Phật rồi. Có người thành Thánh, có người thành Bất Thối Bồ Tát, có người cũng vẫn là dân thường”. Dân thường mà dân trong Đất Phật là đã rồi. Tôi mà được lên đó là ngồi quét nhà tôi cũng chịu nữa. Hồi xưa Sư Phụ đọc kinh A Di Đà, Sư Phụ nói: “Thôi cho con lên đó con rửa toilet con cũng OK. OK liền”. Khỏi cần lãnh tiền lương một tháng mấy ngàn đô la, tiền thuế gì cho hết. Dẹp. Cho tôi ăn uống thôi, mỗi ngày đi quét toilet cũng OK nữa. Mà thật ra như vậy, Sư Phụ ở dưới này cũng làm như vậy.

Cho nên hồi xưa Sư Phụ mới đi tìm Đạo đó, thì nghe chùa nào có thầy nào hay, nghe nhà thờ nào có ông cha nào khai ngộ, thí dụ vậy đó, hoặc nổi tiếng gì đó, tốt là Sư Phụ đi hết. Ở chùa nào hay ở chỗ nào đó, nhà thờ hay là giáo đường nào đó. Hay là những cái đạo trường nào của vị thầy nào, Sư Phụ cũng lo đi quét toilet, quét sân, quét nhà, lau cầu thang, lau mấy chỗ cho người ta ngồi thiền đó. Rất lấy làm hãnh diện là mình lau những bước chân của những vị thánh. Tại vì những người thầy của họ là thánh thì họ cũng là thánh, thánh con chứ, phải không? Ít nhất cũng là thánh con chứ hả? (Dạ vâng.) Thánh cha, thánh con. Thánh con là cũng ngon lắm đó chứ. Mình đâu có được quyền lau giày cho sư phụ tại vì có đệ tử của họ lo rồi, thì mình chỉ lau giày cho mấy người đệ tử là cũng ngon lắm.

Nhiều khi những người thị giả của mấy vị thầy đó mắc bận công chuyện, Sư Phụ nói: “Thôi cho tôi giặt quần áo cho quý vị. Tại quý vị lo lắng cho thầy của quý vị thì tôi lo lắng cho quý vị thì cũng vậy”. Mình đi giặt quần áo, ủi cho họ, rất lấy làm sung sướng được làm những công chuyện đó. Thì cũng như mình lên cõi Phật mà mình không được làm Phật hoặc là không được làm Thánh thì mình làm quét nhà, quét rác, lau cây đồ, lau bàn cho quý vị đệ tử của Phật, mình cũng sướng rồi, phải không? Cho nên trong kinh Di Đà có nói là: “Những người lên cõi Phật có nhiều khi là dân thường thôi”, dân Phật đó nha, chứ không phải dân Âu Lạc (Việt Nam). Ấy, không phải. Dân gì đó, chứ không phải dân Âu Lạc (Việt Nam). Nói bậy! Sư Phụ nói lộn tại cứ nghĩ đến Âu Lạc (Việt Nam) hoài, nói bậy. Không có nói Âu Lạc (Việt Nam) nha. Ý Sư Phụ nói là dân nào mà bị khốn khổ, nước nào mà khốn khổ lắm đó. Không có đúng quyền hạn làm người, không có đúng nhân phẩm, không đúng tiêu chuẩn, chứ đừng nói chi làm dân Phật.

Còn làm dân nước Phật thì dĩ nhiên là tốt lắm rồi. Kêu bằng đã vượt qua khỏi cái tiêu chuẩn của làm người nữa, vượt qua khỏi tiêu chuẩn của những vị thiên thần nữa mới được làm dân Phật. Thành ra sướng lắm rồi, cho nên mình mà được lên đó làm dân là đã rồi, mình đâu cần chi làm Phật. Làm Phật khổ, lợi ích gì. Tối ngày đi hoằng pháp rồi có người không tin, người tin; người quýnh, người chửi. Đâu phải ai cũng tin đâu, phải không?

Thí dụ quý vị thấy cả nước Mỹ. Nói ít thôi đừng nói nhiều, nói Âu Lạc (Việt Nam) thôi. Bao nhiêu trăm ngàn người, có bao nhiêu người theo Sư Phụ đâu, ít thôi. Cũng có học trò. Học trò thì ít, “theo” thì nhiều. “Theo” là chi? Kiểu mê tín đem về lạy lạy xin phước báu, cúng dường mấy trái táo, lát lấy ra ăn có gia trì. Nếu mà Sư Phụ ở trong hình mà hiện ra ăn thiệt là họ sợ chạy hết đó, đâu ai dám ăn đâu, đâu ai dám cúng nữa đâu. Cũng có ha. Cũng có lần nghe nói hả? (Dạ có.)

Cũng có lần nghe nói có một vị nào đó chưa đi tu mà chạy lên xin táo Sư Phụ. Mà có không? (Dạ có.) Đâu, người nào chứng kiến đâu? Bữa đó người nào đâu? Mấy người nào biết cái chuyện đó đâu? Người mà ăn táo đó là người nào? Ăn táo là người nào? Không phải ở đây, phải không? (Ăn nho, Sư Phụ.) Cô ăn táo đó hả? (Ăn nho, Sư Phụ.) Nho. Nho chứ hả? À, nho. Xin lỗi, Sư Phụ quên. Tưởng đâu táo, mà nho táo gì cũng vậy thôi. Trái cây phải không? Mà hồi đó chưa tu, phải không? (Truyền Tâm Ấn rồi, Sư Phụ.) Truyền Tâm Ấn rồi xin mới bị Bả nhảy ra Bả giành táo đó hả? (Dạ.) Sao? Nói lại nghe coi. Tại nghe nói hai, ba... Nói kêu bằng second hand đó, không có rõ. Tưởng đâu táo, nghe nói táo mà. Nho hả? (Quả nho, Sư Phụ.)

Nhiều quá, lâu quá cũng quên rồi. (Dạ có ai ăn táo. Một chuyện táo, một chuyện nho.) À, hai chuyện. Một chuyện táo là cũng có nữa. (Dạ chuyện táo cũng có.) Ờ, đúng rồi, đúng rồi. Tức là đi lên xin táo Sư Phụ rồi Sư Phụ từ trong hình nhảy ra phải không? (Dạ con xin nho Sư Phụ, rồi Sư Phụ đưa cái tay ra, Sư Phụ nói: “Nè con”. Cái con nhảy bảy nấc thang.) Nhảy, nhảy, nhảy... (Mà không có gãy chân.) Không có gãy chân. (Dạ.) Mừng quá nhảy xuống đó hả? (Dạ, con nhảy bảy nấc thang thôi mà không có gãy chân. Con nhảy ở nhà.) Gì phải nhảy? Đi từ từ cũng được. Con gái đàn bà không được nhảy lên vậy. (Tại vì tự nhiên mà con thấy nguyên hóa thân Sư Phụ hiện ra mà nói: “Nè con”. Tự nhiên con nhảy à.)

Kiểu mà cái đàn (người-thân-)voi hồi nãy đó hả? Nhảy rầm rầm sập nhà người ta sao? (Dạ.) Cũng may là ốm yếu, chứ không thôi mà lớn bự chút nhảy kiểu đó là gác cũng sập. Rồi sao? Nhảy xuống rồi sao? (Con nhảy xuống, con gọi Thu với Hải.) Gọi cái gì? (Con gọi Thu tại vì con đang ở nhà cô ấy.) À, (…) tức là cưới ông chồng (…) đó hả? (Dạ.) [Cô] với lại ông chồng. (Ông […] là bạn.) À, tức là ngồi trong nhà đó tu đó hả? (Dạ. Con với Hải, với chị Mai đây nè.) Ờ, bốn, năm người. (Bốn người ngồi thiền.) (Hồi đó [ông] chưa có được truyền Tâm Ấn.) (Hồi đó là [ông] chưa truyền Tâm Ấn.) À, sau cái vụ đó mới truyền đó. (Dạ.) Tại cái tên đó cứng đầu lắm, không có cái đó nó đâu có truyền đâu. Vợ hắn truyền lâu rồi, mà quý vị tới nhà hắn ngồi tu vậy mà hắn không truyền đó, thấy không? Không có cái vụ cho nho đó là hắn bây giờ cũng còn ngoài kia uống whisky đồ, chứ đâu có vô đây đâu. Rồi sao? (Rồi trước khi con...) [Ông] là người Mỹ mà, đâu có tin nhiều đâu, khó lắm.

Rồi sao nữa? (Trước khi con đi về thì con nói để xin Sư Phụ ít trái nho về cho gia đình con.) Nho quý vị, chứ của tôi đâu mà xin. (Mà nho đó là tụi con để ở trên khi tụi con ngồi thiền để...) Thấy không? Để đó rồi lát lấy về ăn, chứ đâu cho tôi đâu. Vậy mà cứ nói cúng dường Sư Phụ không à. Kêu bằng oan ơi ông địa đó. Cúng bao nhiêu lấy ăn hết nhiêu, đâu cúng dường gì đâu. Mà còn bắt phải gia trì nữa. Gia trì là miễn phí đó, chứ không có gia trì rồi cho hai cục nho đâu. Không có đâu. Để gia trì rồi cho, rồi lát đem về ăn mà nói cúng dường Sư Phụ. Rồi sao?

(Rồi con...) Để rồi mà sao xin Sư Phụ? (Dạ, rồi con xoay lại con nói: “Sư Phụ ơi, cho con ít quả nho”. Con vừa nói thì hóa thân Sư Phụ đưa nguyên cho con một đống nho trên tay con, một chùm nho trên tay con.) Mà đưa là có nho thiệt hả? (Dạ nho thiệt, Sư Phụ.) Cái tay mà tay hóa thân mà sao nho có thiệt? (Dạ, đưa nguyên con vô.) Nghe nói cũng mắc rợn tóc gáy. Có thiệt ha, tu hành nói láo là xuống địa ngục đó nha cưng. (Sư Phụ biết con mà.) Cái gì? (Sư Phụ biết con có nói láo hay không mà.) Tôi đâu biết đâu. Chuyện cô nói làm sao tôi biết được. Đó là hóa thân Sư Phụ của cô, đâu phải hóa thân Sư Phụ của tôi đâu mà tôi biết.

(Thì con nắm nho, rồi khi mà Sư Phụ đưa nho cho con, con nhảy xuống thang lầu.) À, từ trên nhảy xuống đó hả? (Dạ.) Tức là bỏ bậc đó hả? (Dạ bảy bậc.) Trời ơi! Bảy bậc là cỡ bao cao? Cũng cao chứ hả? (Không, không. 12 bậc, chứ không phải 7 bậc đâu, Sư Phụ.) Bây giờ nói láo. (Không, 12 bậc, Sư Phụ.) Nói thêm nữa thành 20 đó. (Không có đâu. 12 bậc, Sư Phụ.) Quên hả? (Dạ.) OK. 12 bậc mà nhảy cái rầm xuống vậy đó hả? (Dạ, là tại vì có người đếm là 12 bậc, chứ không phải là 7.) Vậy hả? (Dạ.) OK. Mà không gãy cẳng. (Dạ, con...) Kỳ sau đừng có làm vậy. Mấy người nghe nói, đừng có bắt chước nghe không? Cái trường hợp nó khác. Nhảy kiểu đó què giò. Thấy không? Đã xin nho rồi còn bắt người ta đỡ nữa. 12 thang lầu, phải ẵm bả xuống, chứ không thôi bả gãy cẳng rồi đó. Sư Phụ cũng thấy tội nghiệp cho Sư Phụ của bả. Nho mà cũng phải đưa cho mới chịu, chứ đứng đó nhõng nhẽo. Trời ơi! Nho thì lấy cho rồi. Tự mình đem tới, tự mình lấy về, còn xin xỏ làm chi.

(Nhưng mà có một lần, Sư Phụ. Khi con theo Sư Phụ bốn quốc gia bên Mã Lai. Con ngồi tại khách sạn, con nói với lại một vài người bạn cũng đồng tu, con nói cầu xin một hồi sang bên kia nơi nhà Sư Phụ ở đó, [Ờ.] Sư Phụ sẽ cho mình được ăn nho.) Ờ, nho nữa? (Cũng, cũng... Dạ.) Nếu mà nhà ngươi ghiền nho thì nói cho Sư Phụ biết. Sư Phụ cho vài trăm ăn cho đã rồi thôi, cứ xin hoài. (Dạ cũng như khi mình ở California thì con có nói, thì có ba chị bạn đó, Sư Phụ.) Thật à, cô đã ở đó hả? (Dạ!) [Cô] có ở đó, đúng thiệt hả? Ờ. Vậy là nói thiệt, chứ không không phải nói láo.

(Thì khi con đến nhà ông (…) sửa soạn nấu thức ăn cho Sư Phụ đó, thì Sư Phụ có đem ra nho cho ba đứa tụi con ăn.) Vậy hả? (Dạ. Không đầy một tiếng đồng hồ sau thì tụi con được nho từ tay Sư Phụ cho tụi con ăn.) Sư Phụ không có nhớ. Sư Phụ không có nhớ mấy chuyện đó. Có thiệt hả? (Dạ.) Có không? (Dạ có thiệt.) Có thiệt hả? (Dạ.) OK. Có thì thôi. Mấy người đông quá tôi nói đâu có lại đâu. Sư Phụ không có nhớ mấy chuyện đó, xong rồi thôi. Vậy là có hả? (Dạ có.)

Photo Caption: Thật May Mắn Có Bầu Trời Tươi Đẹp, Nắm Tay Nhau Cùng Cảm Tạ THƯỢNG ĐẾ TỪ ÁI NHẤT!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần (5/15)
1
Giữa Thầy và Trò
2025-05-05
3591 Lượt Xem
2
Giữa Thầy và Trò
2025-05-06
2848 Lượt Xem
3
Giữa Thầy và Trò
2025-05-07
2453 Lượt Xem
4
Giữa Thầy và Trò
2025-05-08
2507 Lượt Xem
5
Giữa Thầy và Trò
2025-05-09
3106 Lượt Xem
6
Giữa Thầy và Trò
2025-05-10
2627 Lượt Xem
7
Giữa Thầy và Trò
2025-05-18
2046 Lượt Xem
8
Giữa Thầy và Trò
2025-05-19
1963 Lượt Xem
9
Giữa Thầy và Trò
2025-05-20
1973 Lượt Xem
10
Giữa Thầy và Trò
2025-05-21
2428 Lượt Xem
11
Giữa Thầy và Trò
2025-05-22
1807 Lượt Xem
12
Giữa Thầy và Trò
2025-05-23
1645 Lượt Xem
13
Giữa Thầy và Trò
2025-05-24
1689 Lượt Xem
14
Giữa Thầy và Trò
2025-05-25
1514 Lượt Xem
15
Giữa Thầy và Trò
2025-05-26
1971 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-04
147 Lượt Xem
1:26
Tiết Mục Ngắn
2025-07-03
910 Lượt Xem
Giữa Thầy và Trò
2025-07-03
943 Lượt Xem
Tiết Mục Ngắn
2025-07-02
806 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-02
912 Lượt Xem
35:57

Tin Đáng Chú Ý

146 Lượt Xem
Tin Đáng Chú Ý
2025-07-02
146 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android