Tại sao Sư Phụ nói chuyện này chi vậy? Hồi nãy nói gì vậy? Nói gì rồi mới bắc qua cái này vậy? ((Người-thân-)voi. Dạ nói chuyện (người-thân-)voi.) Voi nhưng mà sao bắc qua chuyện ăn nho vậy? Có cái gì nó liên kết không chớ? (Dạ, gia trì. Quà gia trì.) Gia trì. (Dạ quà gia trì.) À, cúng nho rồi gia trì hả? (Cúng rồi đem về ăn.) Cúng rồi đem về ăn. (Dạ.) (Sư Phụ chạy ra con sợ.) Ờ. Sao? (Sư Phụ nói là nếu mà thấy Sư Phụ trong hình hiện ra là sợ là chạy đó.) Sợ chạy. À, đúng rồi. Tại Sư Phụ nói cúng mà Sư Phụ ăn thiệt là chắc không có ai cúng hết hoặc là sợ chạy đó. Tụi nó chạy thiệt đó chứ.
Cũng không sợ gì lắm nhưng mà kêu bằng cũng hơi sốc đó chứ hả? Sốc mới nhảy trúng cầu thang luôn đó chứ. Thấy cũng hơi quá ngạc nhiên thành mới vậy, phải không? (Dạ.) Mà cái tay giả mà sao cho nho thiệt, kỳ ha. (Sư Phụ à, nguyên hóa thân Sư Phụ thật đó.) Hiện ra thật mà... (Mà Sư Phụ có thấy...) Hóa thân không phải là nhục thân. (Mà cái bàn tay thật của Sư Phụ đó.) Vậy hả? Ừ. (Tại vì con cũng hay giỡn với mấy cô bạn là Sư Phụ thì bé nhỏ nhưng mà Sư Phụ có bàn tay to, tức là bàn tay hộ pháp.) Rồi bữa đó hiện ra thiệt cho coi hả? (Dạ thật. Có đưa nguyên cả bàn tay, Sư Phụ.) OK. Rồi. Chuyện này nói trong này nghe thôi. (Xin phép Sư Phụ.) Nói ở ngoài người ta nói mình nói láo.
Rồi còn gì nữa không? Rồi đi xuống đó chắc mấy bà kia không tin hả? Tin không? (Dạ mấy bà chia nho nhau ăn.) Ăn thì lẹ lắm. Ăn thì lẹ. Ờ, chứ cái vụ táo không phải của cô? (Dạ, không phải con.) Sư Phụ nghe thì nghe cái vụ táo. Hồi nãy tính nhớ là nhớ vụ táo thôi, không có nhớ vụ nho, (Dạ.) mà sao lại ăn táo hóa nho. Chứ nhớ cái vụ gì mà mỗi người xuống rồi đè nhau hôn cái tay của bà đó đó. (Đây đây, Sư Phụ.) À, cái này đó hả? (Dạ là nó đó.) À, đó là đúng rồi đó hả? (Dạ.) À, tại Sư Phụ nhớ lộn đó chứ, không biết cái táo hay là nho. (Dạ.) Tức là nho chứ không phải táo hả? (Dạ.) Xuống đó rồi ôm tay bả hôn hả? (Dạ.) Cái tay nào mà lấy nho đâu? Đó. Ờ, OK. (Tay này.) Ờ, rồi. Ừ, Sư Phụ hiểu. (Xin phép Sư Phụ.) Ừ. Cảm ơn cô. Vậy thì đồng tu mình không sợ, nhưng mà sợ người ngoài họ sợ ha. Có không? Có sợ không?
Có cái vụ táo là chuẩn đồng tu mà hả? (Dạ.) Vụ táo đâu phải đồng tu đâu. (Dạ không.) Đâu? Người nào táo đâu? Ai táo đâu đưa coi coi? (Ở San Jose (California), Sư Phụ.) Ở San Jose hả? (Dạ.) Cô biết không? (Dạ thưa biết, mà không có ở đây.) Nhưng mà cô biết chuyện đó không? (Dạ thưa không, con quên rồi Sư Phụ.) Quên hả? Nhiều quá nhớ không hết ha. (Con chỉ nhớ cơ bản tại vì người này nhảy xuống lầu la rồi con mới quýnh hết trơn.) Mới nhớ. Quýnh hết trơn, không biết có chuyện gì hả? (Dạ.) Thấy không? Rủi mà Sư Phụ thí dụ cho mấy người mà không tu ở ngoài mà hiện ra kiểu đó chết luôn á. Nó xỉu sao, đâu ai cúng nữa đâu.
Nhưng mà cũng có nhiều người cúng vậy đó. À, ý Sư Phụ nói cái vụ mà thường thường đi theo Sư Phụ nhiều, tin tưởng nhiều nhưng mà không phải là học trò. Không phải là học trò thiệt, kêu bằng không có muốn tu cực khổ đó. Tin Sư Phụ để cho Sư Phụ giúp một mình họ thôi. Còn như mà đi theo Sư Phụ học hành, học trò thì năm đời đều được siêu sanh luôn. Còn những người mà cầu giúp không, thì giúp người đó thôi, chứ ít khi… Cũng có thể giúp được họ hàng của họ nhưng mà trường hợp đặc biệt mới được. Chứ còn những trường hợp đó là ai tu nấy được thôi, ai tin Sư Phụ là người đó được thôi. Hoặc là những người nào mà thân thiết với họ mà còn tin theo thì được. Chứ còn không có thể mà năm đời siêu sanh như cái kiểu mà học trò của mình. Tu hành cực khổ, ăn chay, ngồi thiền thì họ hàng, dòng họ nội ngoại trước sau gì cũng lên hết. Nói năm đời là nói nhẹ nhẹ, chứ nói nhiều người ta nói mình nói láo. Năm đời ăn nhằm gì!
Sẵn dịp Sư Phụ nói luôn. Chứ để quý vị nói: “Sao mà tụi tôi tu cực khổ vậy mà Bà cũng cho lên. Rồi mấy người kia không tu gì hết trơn, ở ngoài ăn chay, lâu lâu ăn một lần. Hay là rằm, mùng một gì đó ăn rồi lạy lạy Sư Phụ hai, ba cái vậy. Hay là niệm niệm hai, ba câu gì đó rồi Bà cũng cho nó lên, hay là Bà cũng cứu nó”. Không phải, nó khác chứ. Quý vị tu thì xã hội quý vị sống trong này cũng được lợi ích nữa. Những người xung quanh, những bạn bè, tất cả mọi người đều được lợi ích. Và năm, sáu, bảy, tám, chín, mười đời, trăm đời của quý vị đều được siêu sanh. Nếu mà nhẹ đó. Nhẹ thì siêu hết, mà nặng thì cũng hơi lâu. Thí dụ vậy đó ha. Nặng thì hơi lâu. Những người bà con dòng họ mình nếu mà muốn siêu sanh, họ muốn thì được hết. Còn người nào không muốn thì dĩ nhiên không ép họ được, họ phải trở lại làm người.
Còn những người kia mà tin Sư Phụ thôi, tin theo Pháp Môn, chứ không phải tin Sư Phụ. Tin là Sư Phụ có Pháp Môn hay, tin tưởng vậy đó, thì cũng nhờ phước báu đó. Nhờ phước báu mà họ tin tưởng trong giáo lý của Sư Phụ đó. Giáo lý Sư Phụ dạy đâu phải giáo lý của Sư Phụ đâu, mà giáo lý của Trời Phật từ hồi đó tới giờ. Ai cũng dạy như vậy. Thì tin theo giáo lý đó tức là tin theo Chân Lý, hiểu không? Thì được lợi ích cho chính mình. Từ cái đó mà nó sanh ra Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa là cũng như một cỗ xe lớn, chở được mình và chở được bao nhiêu người khác nữa. Còn Tiểu thừa là cũng như cỗ xe nhỏ, chở một mình mình thôi. Hoặc là hai, ba người gì đó thôi. Thì từ đó mới kêu bằng Đại thừa và Tiểu thừa là như vậy.
Đại thừa là những người phát tâm rộng lớn. Mình tu mình biết một mình mình tu không những mình được lợi, mà bà con dòng họ chết rồi hoặc xuống địa ngục tất cả đều được siêu sanh. Cho nên cái đó kêu bằng phát tâm rộng lớn hơn. Và trong cái lúc mà còn tu, đang tu chưa thành Phật đi nữa mà đã khai ngộ rồi, đã lên quả vị Thánh rồi hoặc là những vị Thánh thấp rồi. Thánh cũng có nhiều bậc. Hoặc là đến quả vị Bồ Tát rồi thì cũng được biện tài vô ngại, nói ra người khác tin tưởng và độ được bao nhiêu người khác. Cho nên nói là Đại thừa.
Còn những người tin theo thôi thì họ vì tin theo Chân Lý của một người mà giảng ra từ Chân Lý. Và người đó cũng tin theo Chân Lý và làm việc cho Chân Lý, và lúc nào cũng ở trong Chân Lý, thì vì cái sức mạnh lôi cuốn đó, họ tin theo đó cho nên hai cái nó hợp nhau. Hợp nhau thì nó kéo lên. Cũng như cái nam châm vậy. Thí dụ cái nam châm mà nó kéo một cây kim. Rồi cây kim đó mà đụng cây kim khác là nó cũng kéo vô luôn, thấy không? Ờ, là nó vậy thôi.
Từ trường của nam châm là vấn đề chỉ là vật chất thôi mà nó còn có sức mạnh như vậy. Kéo ba, bốn đàn kim dính vô một chùm luôn. Nhiều khi kéo tới năm, sáu cây kim nữa cũng còn cái hơi dính. Ờ. Cho nên cái sức mạnh tu hành dĩ nhiên phải có chứ. Vật chất không mà còn lôi kéo được như vậy, huống chi cái sức mạnh, từ trường của tu hành. Dĩ nhiên nó có ảnh hưởng. Cho nên quý vị tu thì quý vị cũng kéo theo một đám kim.
Được, được. OK. Vậy là cũng đủ đủ rồi ha? Ờ, hèn chi cũng có nhiều người hỏi Sư Phụ câu đó. Mà ghen, nói là: “Tu chi mất công. Ăn chay rồi ngồi thiền cực khổ, cộng tu nữa. Còn mấy người kia không tu Sư Phụ cũng nói: ‘Ờ, OK’”. Mà “OK”, “không OK” kệ tôi chứ, phải không? Quyền của tôi, tôi muốn cứu ai tôi cứu, muốn cho ai cho. Mắc mớ gì với quý vị mà ghen? Thí dụ tôi cho anh năm ngàn, rồi tôi cho anh kia mười ngàn là cũng tiền của tôi hết. Ghen làm chi? Cho ai mặc kệ. Ờ. Mình có là đủ rồi, còn phải ghen với người ta làm chi? Ờ. Đại khái nó như vậy ha. Có muốn hỏi Sư Phụ gì không? Ờ, không hả?
(Sư Phụ mới vừa nói cửu huyền thất tổ được siêu, con xin chứng tỏ trong gia đình con. Mẹ con chết đó, Sư Phụ. Rồi lúc con đi truyền Tâm Ấn bên Đài Loan, thì lúc đó con ngồi thiền con nói xin Sư Phụ cho con thấy mẹ con bây giờ hiện ở đâu. Thì con không thấy gì hết. Nhưng mà cùng cái thời điểm đó, em con ở bên North Carolina (Hoa Kỳ) thấy Sư Phụ cho thấy là Sư Phụ dẫn mẹ con đi. Sư Phụ bận áo màu vàng, mẹ con mặc áo màu vàng. Thì cùng lúc đó là hai tháng sau, em gái con ngồi thiền thấy mẹ con tu theo Pháp Quán Âm của Sư Phụ luôn. Dạ con cám ơn Sư Phụ.)
Màu vàng tượng trưng cái cấp bậc thứ hai mà. Để cho bả lên tới đó vậy đó, chứ không phải là màu vàng. Không phải lên đó phải bận màu vàng đâu, đừng có sợ. Người nào thích màu đỏ thì cho bận màu đỏ. Người nào thích màu trắng cũng được quyền bận, màu đen gì cũng được hết. Chứ đừng nghe nói: “Trời ơi, bận màu vàng giống đi tu. Lên đó Bả bắt đi tu”. Không phải vậy. Không cần phải bận màu vàng mới đi tu. Tim mình vàng được rồi, con tim màu vàng.
Thì cái chuyện đó khỏi cần cô chứng minh mà. Thiếu gì, phải không? Đồng tu mình biết hết nhiều rồi. Chứng minh làm chi. Ờ. Nhưng mà mình nói đồng tu mình, mình hiểu. Nhưng mà nói ngoài kia người ta không hiểu gì hết cả. (Dạ.) Chẳng những không hiểu, mà còn nói mình khoe nữa. Thành ra thì Sư Phụ mới biểu rằng những kinh nghiệm tu hành không được nói ra là vậy. Chứ không phải Sư Phụ cấm đoán cái chi. Nhiều người nói bấy nhiêu cũng hiểu lầm nữa, nói: “Trời ơi! Tu mà Bả cái gì Bả cũng cấm, không cho nói hết nữa. Vậy tu làm chi? Chắc Bả gạt mình đó”.
Những người mà ngoài đó, nói thì cũng không được, mà không nói cũng không được. Nói ra thì nói khoe. Nói là kêu bằng cố tình nói đặng mà kêu gọi gì đó, kêu bằng hấp dẫn người ta đặng mà kêu thêm đồng tu này kia kia nọ, truyền đạo này kia kia nọ. Nói thì nói vậy, hoặc họ không tin nữa. Không tin rồi còn phỉ báng nữa. Tại vì họ đâu có biết những cái kỳ diệu như vậy được. Rồi không nói thì nói là: “Có gì bí mật Bả mới không nói. Cái gì đó ghê lắm Bả mới không cho nói. Mà không nói làm sao tôi biết được?” Này kia kia nọ. Thành ra cái gì cũng khổ hết. Mình kẹt, phải không? (Dạ.) Mình phải lựa thời giờ, lựa người. (Dạ.)
Với lại mình nói những câu chuyện của mình ra nếu mà không đúng chỗ, thường thường mình khoe hoài đó ha, thì cái ngã mạn của mình nó lên, mình kiêu căng lắm. Người ta cứ khen mình, người ta nói mình Bồ Tát. Khen hoài là mất hết trơn công đức hết. Người ta chửi mình thì công đức nhiều, thành ra đừng sợ người ta chửi. Nhưng mà nhiều khi người ta chửi quá sợ kêu bằng bỏ thuốc độc cho những người mà vô tội ở bên ngoài, vậy thôi. Chứ còn thật ra đối với người bị chửi rất là lợi.
Chứ người nào bị khen mới sợ. Nhiều khi Sư Phụ khen quý vị một chút, quý vị ngày mai làm trật liền. Có thấy rõ ràng chưa? (Dạ.) Bao nhiêu lần như vậy chứng minh hả? Mà học trò nhiều khi tu lâu rồi mà còn rớt. Khen một cái là mệt liền, tại cái ngã nó lớn lên liền. “Trời! Giỏi quá, hay quá”. Rồi tiếp tục làm giống y như hôm qua. Bữa nay nó khác, bữa hôm qua khác. Làm giống hôm qua là trật rồi, tại hôm qua Bả khen.
Cũng như hôm trước, nhớ mấy lần mấy người xuất gia họ diễn xuất kịch rất là hay. Rồi có một lần Sư Phụ khen, phải không? Nói: “Ồ, làm hay quá, nó làm lẹ quá! Thời giờ lẹ như vậy mà cắt quần, cắt áo lẹ quá. Rồi sao mà diễn lại xuất thần như vậy, không có kịp thời giờ để mà nhớ cái lời đối thoại như vậy. Mà hai, ba ngày thôi mà làm lẹ quá. Mà cắt quần áo, mà tự mình cắt may làm lẹ lẹ lẹ lẹ như vậy. Giỏi quá!” Sư Phụ nói mà nói thiệt tình, mình thấy cũng giỏi thì mình nói.
Khen rồi cái bữa sau, bữa khác, kỳ khác, kịch gì đâu không. Coi muốn mắc cỡ. Không lẽ đứng dậy đi. Coi mắc cỡ muốn chết luôn đó. Mà mấy người xuất gia khác cũng nói vậy nữa: “Bữa nay coi mắc cỡ quá”. Diễn gì đâu tầm bậy tầm bạ không. Thành Sư Phụ biểu cắt bỏ cái đó, mà nó có băng hình, nó có băng tiếng, nó có chụp hình lại thì cắt bỏ. Đừng có để nó ra, mắc cỡ chết luôn. Vậy đó. Chứ cái diễn xuất cũng thấy mắc cỡ, mà cái nòng cốt của câu chuyện đó cũng mắc cỡ nữa. Mà diễn ba hồi những cái âm nhạc tự nhiên nó cũng đứt mất tiêu. Diễn là “đầu voi đuôi chuột” gì đâu đó.
Thành ra cái người mà bị khen mới sợ, phải không? Trừ khi mà mình đã hết cái ngã rồi, mình làm việc gì cũng vì người khác, chứ mình không vì cái tư lợi của mình nữa thì chừng đó người ta khen mình, mình cũng ít sợ. Ít sợ thôi, không có nghĩa là không sợ. Mình biết, mình đề phòng. Với lại cái ngã mình nó hết rồi. Thành ra người ta khen mình cũng vậy, người ta chửi mình cũng vậy. Thì cái đó nó đỡ cho mình thôi Chứ còn người ta khen mình mới sợ, chứ người ta chê không có sợ nhe.
Thành ra quý vị thấy mấy người mà xuất gia theo Sư Phụ đó, lâu rồi đó. Bây giờ, thí dụ nhiều khi Sư Phụ gởi đi những nơi nào truyền Tâm Ấn, hoằng pháp đó, mà Sư Phụ cho phép rồi họ ở đó họ làm. Mà phải ăn chay ba tháng kiểu đó cho sạch sẽ bớt đó. Chứ còn học trò điện nó yếu, qua đó người ta lạy như lạy Sư Phụ vậy đó.
Mà chính Sư Phụ bản thân cũng đâu biểu cho ai lạy đâu, phải không? Thứ nhất là sợ cái ngã của Sư Phụ nó nổi lên rầm rầm, nó nổi lớn như con voi. Rồi nó chà đạp hết những cái đức hạnh của Sư Phụ đi. Đức hạnh mình nhỏ xíu như rùa, mà rồi cái ngã mình nó lớn như con voi, nó đạp chết giống như mấy con rùa hồi nãy. Thành ra miễn, thứ nhất.
Thứ hai, nếu mà lạy như vậy tức là mình coi người ta thấp hơn mình. Tất cả mọi người đều là Phật. Mình là một người dẫn Đạo mình phải dẫn cho đúng đường chứ. Mà bây giờ mình dẫn người ta thấp hơn mình, vậy thì chừng nào người ta mới lên được? Từ bắt đầu là phải lớn. Tại cái quan niệm nó khó cải lắm. Có bao nhiêu người quan niệm lầm lẫn đã lâu rồi, mà bây giờ mình còn dạy thêm một cái quan niệm sai nữa. Mà lâu lắm mới cải được một cái quan niệm sai. Mà đã cải rồi, rồi thêm một quan niệm sai nữa đâu có được. Bắt đầu từ bây giờ đã là bình đẳng rồi, đợi lâu nữa mới bình đẳng sao?
Người ta đã có Phật tánh bên trong rồi, lâu lâu người ta mới bắt đầu người ta ý thức được Phật tánh đó, chứ không phải là lúc họ thành Phật họ mới là Phật. Tại họ chưa ý thức được, cho nên họ không biết họ là Phật thôi. Mà Phật tánh đó vẫn không bao giờ mất. Họ ý thức hay không ý thức cũng vậy thôi, cũng bình đẳng như mình.