Có nhiều chuyện quý vị làm tức cười lắm. Làm tức cười mà tôi chẳng biết đường nào mà tôi dạy nữa. Thí dụ vụ đeo găng tay. Tôi ở nước xứ lạnh tôi qua nhiều khi tôi đeo găng, tôi quên cởi đi. Hay là nhiều khi phải bt tay nhiều người quá mồ hôi, rồi cái gì odor cologne. Đàn ông thì xức cái mùi khác, đàn bà xức mùi khác, rồi cái người mồ hôi nó khác. Ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám trăm người mồ hôi nó vậy đó, tôi bắt tay hoài tôi cũng khó chịu. Thành nhiều khi cũng đeo găng nhưng mà phải cái trường hợp đó thôi, ví dụ vậy đó. Hoặc là đụng chạm những cái gì dơ dáy, thí dụ vậy đó ha. Rồi sợ nhiều khi phải gia trì đồ ăn của quý vị nữa, phải giữ tay cho sạch sẽ.
Rồi bây giờ cũng không dám đeo nữa, đeo rồi người nào cũng bắt chước đeo theo, coi cả đám giống như gì đâu á. Bây giờ hết đeo chưa? Bây giờ nói rồi, bữa nay nói là chánh thức nói, người nào mà đeo găng trắng nữa tôi lột cái thẻ tu ra. Đeo làm cái gì đâu? Thí dụ có nhiều người ở gần Sư Phụ, nhiều khi sợ tay mình mới dầu mỡ hay là chưa có rửa. Thì đeo găng đặng xách giùm giỏ của Sư Phụ. Thí dụ vậy còn có thể nói được, nhưng mà thôi dẹp luôn đi. Thấy một người đeo, hai người đeo, ba người đeo, đeo hết cả đám. Không có lợi ích gì cả, hiểu chưa?
Làm việc phải hiểu tại sao. Nếu mà không hiểu tại sao mình làm cái việc tốt nó cũng thành xấu. Mà hiểu tại sao làm cái việc dù thấy rằng xấu nhưng mà tốt. Quý vị hiểu chưa? (Dạ.) Ờ, phải hiểu cái sự mình làm, tại sao mình làm, cái thành tâm mình muốn làm như vậy thì không có cái gì xấu tốt cả. Bây giờ nói chuyện gì nữa quên rồi. Ờ, nhiều nữa, nhiều nữa.
Người ta hiểu lầm nhiều lắm. Thí dụ như Sư Phụ biểu là quý vị nấu cơm cho mọi người ăn ở trong thiền đường hoặc là ở đâu nơi công cộng. Thì phải đeo găng, đeo cái gì? (Cái “mask” [khẩu trang].) Phải nói tiếng Âu Lạc (Việt Nam) chứ “mask” [khẩu trang] ai hiểu. Mấy bà già bả đâu hiểu “mask” [khẩu trang] là cái gì. Nói cứ nửa tiếng Âu Lạc (Việt Nam) nửa tiếng Anh, rồi tiếng Anh cũng không giỏi mà tiếng Việt cũng dở luôn. “Mask” là Sư Phụ không có hiểu Sư Phụ hỏi lại quý vị cái đó là cái gì, kêu bằng gì? (Khẩu trang.)
Khẩu trang. Ờ, tức là cái miếng vải hoặc là cái miếng giấy để mình che miệng mình lại đặng mình nói chuyện. Đôi khi mình nói chuyện với đồng bào trong bếp không có văng nước miếng vô trong đồ ăn của người ta mất vệ sinh. Tại vì không biết có đánh răng súc miệng gì không. Không phải. Tức là hồi nào đánh? Ba ngày trước hay là ba ngày sau? Văng nước miếng vô người ta ăn không có vệ sinh, thứ nhất. Thứ hai, rủi mình có bệnh. Nhiều khi mình bệnh cảm hoặc là cảm cúm gì đó mà mình chưa biết, nhưng mà mình đã có cái vi trùng ở trong cái nước miếng của mình hoặc trong hơi thở của mình rồi. Nếu mà thở phì phò vô trong cái lò súp đó thì người ta ăn ra người ta bệnh hết cả đám. Thì Sư Phụ nói vậy có đúng hay không? (Dạ đúng.)
Thì phải đeo găng tay đặng tay chân mình nó sạch sẽ, nhiều khi để móng tay dài rồi vi trùng nó núp ở trong đó, không có rửa kịp đó, hoặc là cào cấu gì đâu đó. Nhiều khi ghen ông xã, bà xã gì cào đâu đó. Rồi cái chất ghen nó còn dính ở trong đó, rồi mà không có đeo găng là nó dính vô trong mấy cái cải. Người ta ăn tội nghiệp người ta, rồi người ta về người ta ghen hết cả đám. Nó nhiễm cái bệnh ghen. Thì ý Sư Phụ nói là vậy. Quý vị có mỏi thì để chân thẳng ra, không sao ha. Thì ý Sư Phụ nói vậy là để cho miễn cái sự truyền nhiễm cho tất cả mọi người mà thôi, nhiều khi có những em nhỏ nữa. Hoặc là những vị lớn tuổi cái sức đề kháng của họ đã mất bớt rồi, hoặc là những em nhỏ chưa có sức đề kháng nhiều thì mình truyền nhiễm cho họ rất là dễ dàng. Còn những người nào mà khỏe mạnh thì không nói làm gì, có thể là họ không có thể bị truyền nhiễm.
Cái đoàn thể mình nó lớn, nhiều khi không phải đồng tu của mình không đâu mà những người ngoài họ vô họ ăn uống. Cho nên Sư Phụ mới dặn quý vị đeo găng tay, thí dụ lấy đồ ăn này kia thì phải đeo găng tay. Nếu đồ khô thì đeo găng tay vải cũng được, nhưng mà lấy những cái đồ ướt như cải, nhiều khi cải xà lách mà sống đồ này kia đó thì phải rửa ráy bằng nước muối hoặc là nước tím sạch sẽ. Rồi phải đeo găng tay đặng mà tay chân mình nó không có dính vô cái đồ ăn sống của người ta, hoặc bánh kẹo mà nó mở ra không có đồ bao đó. Thì Sư Phụ nói vậy là hợp vệ sinh, hợp lý chứ không phải Sư Phụ nghiêm khắc cái vụ gì để làm cho không giống người ta. Nhưng mà có nhiều người không biết, cứ kiểu đó.
Sư Phụ đã nói bao nhiêu lần rồi. Nhưng mà đồng tu mới vô, vô mới hoài không có nói cho kịp hết đâu, nó chưa có coi hết những cuốn băng này. Thành ra nó vô rồi nó thấy ai cũng đeo găng, đeo cái đồ che miệng đó, về nhà đeo. Nó nấu cho một mình nó ăn mà nó cũng đeo làm chi. Độc thân mà đeo găng, đeo đồ che miệng làm cái gì? Thiệt là khổ! Rồi thì không nói làm gì, thôi một mình nó không nói đi. Nhiều khi nó còn dạy người khác đeo nữa, cũng độc thân với nhau nữa. Mà mấy anh chàng độc thân kia nhiều khi không phải là đồng tu nữa, rồi họ đâu có hiểu gì đâu, họ nói: “Bà này Bả dạy gì kỳ vậy?” Phải không? Thí dụ vậy đi. Rồi nhiều khi gặp trúng nhà báo nào đó nữa rồi khui ra nói bậy nói bạ, nói cái đạo này “đạo đeo găng”. Khổ ơi là khổ, thiệt. Thiệt là khổ! Nổi tiếng rồi là khổ lắm. Sư Phụ biết nổi tiếng là thế nào cũng khổ chứ không phải không, mà không ngờ khổ tới cái mức mà kỳ cục, mà buồn cười tới mức như vậy. Không có đáng gì hết mà cũng bị nói.
Thì quý vị học hành không phải học mà nghe Sư Phụ nói thôi, mà phải nghiền ngẫm những gì Sư Phụ nói. Mà trong lúc đó phải bổ túc thêm cái trí huệ bên trong của mình bằng cách ngồi thiền cho đầy đủ thì mới hiểu những cái gì Sư Phụ nói đằng sau của nó. Phải hiểu cái nghĩa chính của nó và cái nghĩa thậm thâm của nó, cái nghĩa rất là thâm sâu của nó. Chứ không phải nghe nói như vậy rồi làm vậy, nói: “Sư Phụ nói”. Rồi thấy người ta làm sao làm nấy thì cũng vậy, cũng như là... Thành ra có nhiều khi những đoàn thể tôn giáo họ làm theo hình thức không, thấy không? Nó lạy Phật nó lạy không, không biết lạy ai. Phật sống mới lạy chứ lạy Phật gỗ làm gì? Phật còn sống thì mới lạy. Phật chết rồi lạy không có ăn nhằm gì hết. Mà thôi kệ.
Ý Sư Phụ nói lạy là từ đâu đến? Từ Ấn Độ. Người Ấn Độ họ gặp thầy của họ hoặc là những bậc trưởng thượng, tức là có vẻ… Nhất là thầy của họ. Thí dụ như gặp thầy mà thầy kêu bằng Minh Sư thứ thiệt là họ lạy, nghĩa là họ lạy dài xuống đất đó. Rồi mình tại vì học Phật giáo là Phật từ bên Ấn Độ qua, mình thấy hồi xưa người ta lạy vậy. Rồi sau đó những vị đệ tử của Phật cũng là Phật nữa hoặc ít nhất cũng là Bồ Tát cao cấp, Rồi mình tại vì học Phật giáo rồi đi truyền bá Đạo ra thì người ta thấy người ta lạy. Cũng kiểu như bây giờ, mấy người Âu Lạc (Việt Nam) với người Tàu không gặp được Sư Phụ rồi lạy đệ tử của Sư Phụ, mà nó nhảy qua một bên rồi cũng lạy. Lạy họ biểu đừng lạy mà họ cũng lạy. Lạy năn nỉ họ đừng có lạy mà họ cũng lạy, thí dụ vậy đó.
Rồi Sư Phụ nhiều khi người ta cũng lạy đại, người ta đâu biết, Sư Phụ đâu có kịp đâu. Như hôm qua đi họp báo, có vị người nào đó, người Tây phương mà họ cũng quỳ xuống lạy đại Sư Phụ ngay ở trước bàn họp báo đó. Rồi người ta không biết người ta tưởng đâu Sư Phụ thích lắm, hoặc là biểu người ta lạy như vậy. Đâu có đâu, quý vị biết mà. Sư Phụ cấm lạy mà, đâu có lạy đâu. Nhưng mà nhiều khi người ta lỡ làm như vậy rồi giờ không lẽ Sư Phụ nói làm sao? Tại vì người ta biết những truyền thống của Ấn Độ hoặc là những nước khác rất là cung kính Minh Sư. Nhiều khi không phải học trò của mình. Nhiều khi Sư Phụ đi ở phi trường gặp những người mà người ta biết tu hành, người ta thấy Sư Phụ, người ta biết Sư Phụ, lạy dài ở phi trường rồi Sư Phụ làm sao? Đó là cái truyền thống mà thôi, nhất là những người Ấn Độ. Nhiều khi Sư Phụ đi ăn ở những tiệm cơm Ấn Độ mà người ta biết Sư Phụ là người ta lạy dài ở trước cửa đó. Tại cái truyền thống của họ như vậy. Thành ra bây giờ những người tu hành nhiều khi học Phật đó, thấy người ta lạy như vậy rồi cứ tưởng đâu lạy như vậy là lạy thôi. Họ làm tiếp như vậy.
Còn có những tôn giáo khác ngộ lắm, mình tu Pháp Quán Âm thì mình biết là mình làm sao. Có nhiều tôn giáo khác mỗi ngày cứ làm giống y như mình vậy đó nhưng mà điều để sai thôi. Sai có một chút thôi. Sai một chút là “sai một li, đi một dặm” rồi. Quý vị nhiều khi vô mấy giáo đường thấy người ta làm ngộ lắm, ngồi giống giống tưởng đâu tu Quán Âm chứ. Đâu có đâu. Rồi cứ quỳ đó, lạy đó, ngồi kiểu đó.
Cũng như có nhiều đạo họ rất là quý trọng cái khăn và cái thảm ngồi của họ. Cái thảm khi mà họ ngồi đó là không có ai được đụng vô. Mỗi người đem một cái thảm riêng, không ai được đụng vô đó. Họ ngồi họ lạy Phật, lạy Trời gì đó rồi là họ cuốn lại, không ai được đụng hết, một mình họ dùng thôi. Thì cũng như quý vị bây giờ tự mình đem cái ghế, gối của mình lại ngồi chứ. Thì cũng chẳng muốn ai ngồi lên ghế, gối của mình, phải không? Nó như vậy. Nhất là những người không tu ở ngoài kia, mình cũng không thích họ ngồi lên cái gối thiền của mình. Tại vì nó có vấn đề cá nhân ở trong đó, mình cảm thấy cái gối này là cái gối của mình ngồi thiền, không có thể đưa cho người ta dùng làm những cái chuyện khác được, đại khái là như vậy đó. Hoặc là người ta đạp lên hoặc là người ta ngồi bậy bạ lên, không được. Mình cảm thấy nó có một cái sự thiêng liêng, nó có một cái sự mầu nhiệm khi mình ngồi trên gối của mình. Nhưng mà có khi mình cũng có thể nhường cho người đồng tu khác, hoặc nếu mà thiếu quá nhường khách cũng được. Nhưng nếu mà không bất đắc dĩ thì mình cũng không đem cái gối thiền đó ra mà mình dùng làm những chuyện khác hoặc là cho bậy bạ người nào đó ngồi làm chuyện khác. Thì đại khái vậy.
Nhưng mà có nhiều giáo phái họ không hiểu cái điều đó, họ rất là cực đoan. Vì họ thấy đồng tu hồi xưa lâu, lâu, lâu mấy ngàn năm trước hay là ngàn năm trước làm cái kiểu đó. Dặn dò là: “Cái gối thiền của nhà ngươi không có được cho bậy bạ cho ai làm”, thí dụ vậy đó. “Không cho người khác ngồi”. Rồi bây giờ họ quý trọng cái gối ngồi thiền, cái thảm đó thôi. Không biết cái thảm đó là cái gì, ai ngồi làm cái gì đó cũng không được. Tức là ngồi đó lạy hay là niệm kinh gì mà họ cũng không cho ai đụng tới. Chứ còn mình ngồi thiền… Thứ nhất. Thứ hai, cũng có những người mà trùm đầu đi vô trong nhà thờ hay là cái gì phải đem cái khăn theo trùm đầu hoặc là để lên vai như vậy đó, mà họ cũng không cho ai đụng vô cái khăn đó hết, cái khăn đó kêu bằng rất là linh thiêng.
Nhưng mà cái khăn của mình là cũng như đồng tu ở đây, nhiều khi mình ngồi thiền ở công cộng mà không muốn cho người ta thấy đó, hoặc là không muốn ánh sáng mình lấy khăn mình che lại. Mình kêu đó là cái khăn Quán Âm. Khi Quán Âm mình ngồi để cho người ta đừng có thấy mình ngồi thiền, thí dụ vậy đó. Hoặc là che bớt ánh sáng đi, vậy thôi. Rồi sau này thí dụ mà mình chết đi, học trò mình chết đi, Sư Phụ chết đi rồi người ta cứ nói: “Trời ơi, cái đạo Bà Thanh Hải phải có một cái khăn, rồi phải có một cái nệm. Mà cái khăn, cái nệm đó không có được ai đụng vô. Nhất định là phải một mình dùng thôi. Mà rất là linh thiêng, đập quỷ cũng chết nữa”. Thí dụ vậy đó. Có chứ.
Sư Phụ coi trong cái truyện tôn giáo kia, không dám nói tôn giáo nào, sợ người ta nói mình kỳ thị. Mà nói thiệt, có trong cuốn sách kia có rõ ràng kể cái truyện một tôn giáo kia cũng rất nổi tiếng. Mà cái tôn giáo đó phải có cái khăn, họ có nói cái đó là cái khăn để mà cầu nguyện. Mà cái anh đó có một lần ảnh gặp quỷ, ảnh lấy cái khăn cầu nguyện đó ảnh đánh quỷ. Ảnh nói cái khăn đó rất là linh thiêng, đánh quỷ sẽ chết. Đâu có chết đâu, nó cười nhăn răng à.
Cái khăn đó đâu phải cái khăn mà linh thiêng đâu. Hiểu chưa? Từ cái người đánh mới là linh thiêng. Cái người cầm cái khăn đó có sức mạnh linh thiêng thì cái khăn đó mới có hiệu quả. Dùng quyển sách cũng được, dùng cái lá cũng được, dùng cái gì đánh cũng linh thiêng hết. Tại vì cái lực lượng của cái người đó chứ không phải cái khăn đó. Cũng có thể là tại cái người đó dùng cái khăn đó hoài nó cũng có ít nhiều cái từ trường nó đã ảnh hưởng rồi. Nó cũng dính vô chút đỉnh vậy. Thì cũng như mùi hương của hoa hoặc là mùi hương của nước hoa khi mình đứng gần bên người ta xịt mình cũng nghe. Hoặc là nó lấm tấm vô vài ba hột nó còn dư đó một, hai, ba ngày, thì nó cũng có thể như vậy. Nhưng mà cái khăn tầm thường của một người tầm thường, cầu nguyện tầm thường đâu có linh cảm gì đâu.
Cho nên nhiều khi có những người thầy pháp người ta niệm cái chú đó thì linh, mà mình niệm quỷ nó lại nó bắt mình luôn đó. Thí dụ vậy đó. Ông thầy pháp đó ổng niệm thì quỷ nó sợ, mình niệm mà mình sợ quỷ. Thì người ta có tay ấn, hiểu không? Rồi người ta có luyện lâu rồi, đời đời kiếp kiếp. Hoặc là người ta có thầy truyền cho người ta, người ta mới có lực lượng. Chứ đâu phải ai muốn niệm câu chú nào cũng được đâu.
Thành ra mới nói: “Giáo ngoại biệt truyền” là như vậy. Truyền là phải có cái lực lượng mới truyền cho nhau được. Chứ cái chuyện này chuyện vô hình, đâu phải dùng ngôn ngữ viết ra rồi đọc lên như vậy là đủ đâu. Những chuyện vô hình đâu phải hữu hình đâu mà dùng ngôn ngữ, dùng kinh điển mà có thể truyền cái lực lượng vô hình đó được. Cho nên phải có truyền Tâm Ấn là vậy. Truyền Tâm Ấn là lúc đó khai mở cái lực lượng vô hình của con người của mình. Mà ông thầy đó ổng phải có lực lượng ổng mới khai mở được cái lực lượng của mình. Cái lực lượng đó là lực lượng của vũ trụ, mà một người không có lực lượng, không có đủ thực lực làm sao mà khai cái lực lượng của vũ trụ trong người mình ra được? Mình là một tiểu thế giới, mình là một ông Phật, ông Phật sống.
Photo Caption: Chúng Sinh Nhỏ Bé Khiêm Nhường, Thường Có Thể Mang Lại Nhiều Niềm Vui